Quan niệm trời sinh voi sinh cỏ đã không phù hợp với nhịp sống hiện đại. Ngày càng có nhiều gia đình dừng lại ở 1 đứa con
Có nhiều lý do để những người trẻ e ngại khi muốn sinh đứa con thứ hai. Đó là một sự kiện trọng đại, có mức độ ảnh hưởng nhất định đến mỗi gia đình.Đặc biệt trong thời đại ngày càng có nhiều con một thì giá trị của người con thứ càng trở nên nổi bật. Vậy đâu là khoảng cách giữa gia đình 2 con và gia đình 1con? Năm lý do sau đây là rất quan trọng.
Điểm thứ nhất: Kinh tế gia đình
Với sự phát triển của xã hội, giá cả liên tục tăng cao, áp lực cuộc sống cũng ngày càng nhiều, chi phí ngày càng cao. Sự cạnh tranh khốc liệt của xã hội quyết định rằng trẻ nhỏ phải học tất cả mọi thứ, càng sớm càng tốt. Điều này có thể đảm bảo cho chúngmột chỗ đứng trong cuộc cạnh tranh xã hội khốc liệt trong tương lai.
Trước tình hình học phí đắt đỏ, chi phí nuôi con tăng lên rất nhiều, đối với những gia đình có điều kiện bình thường nếu sinh hai con có thể sẽ gây áp lực lớn về tài chính. Điều này cũng để nhắc nhở các bậc cha mẹ trước khi có kế hoạch sinh con thứ hai, hai vợ chồng phải cân nhắc về vấn đề tài chính của bản thân. Nếu điều kiện gia đình không tốt lắm thì sau khi đứa trẻ được sinh ra sẽ rất căng thẳng
Nhưng nếu chỉ có một con, hai vợ chồng có thể tiết kiệm nhiều tiền hơn để làm những gì họ muốn, mà không phải dành phần lớn chi phí cho các con.
Điểm thứ hai: Đầu tư giáo dục
Trước đây người ta không chú trọng đến học hành, cứ thấy con cái lớn lên khỏe mạnh là được. Khi đó, họ chưa nhận ra tầm quan trọng của giáo dục. Tuy nhiên, trước nhu cầu cạnh tranh của xã hội, các bậc cha mẹ ngày nay coi trọng việc giáo dục con cái, không muốn con bị tụt hậu Nếu vợ chồng đang nghĩ đến việc sinh con thứ hai, trước hết họ nên xem xét công việc của họ có quá bận rộn không và có đủ thời gian, năng lượng và sự kiên nhẫn để giáo dục 2 con đồng thời giúp chúng làm bài tập hay không.
Điểm thứ ba: Không khí gia đình
Trong quan niệm truyền thống của người Á Đông, “con đàn cháu đống” là một câu thành ngữ mang điềm lành. Các cụ luôn quan niệm càng đông con cháu càng tốt và đây là biểu tượng của điềm lành trong gia đình.
Trong dịp tết, khoảng cách giữa các gia đình chỉ có một con và các gia đình có hai con về mặt này trở nên đặc biệt rõ ràng: Nếu chỉ có một đứa trẻ trong gia đình, đứa trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy cô đơn khi không có bạn chơi trong bữa ăn tối của gia đình. Nếu là gia đình sinh con thứ hai thì không khí trong nhà sẽ sôi động hơn rất nhiều. Những đứa trẻ rượt đuổi và cười đùa cùng nhau sẽ khiến gia đình thêm rộn ràng. Ngoài ra, anh chị có thể phụ giúp gia đình chăm sóc em, để bố mẹ đỡ lo lắng hơn.
Điểm thứ tư: Nương tựa khi về già
Không ai trẻ mãi không già, sớm muộn gì cũng phải trải qua. Vì vậy, những gia đình không có lương hưu sẽ đặc biệt quan tâm đến vấn đề tiền bạc khi về già. Đối với gia đình hai con, vấn đề chu cấp cho người già dường như tương đối dễ dàng, vì hai con có thể chia sẻ áp lực với nhau. Đứa con duy nhất phải lo lắng cho bố mẹ, nếu cả 2 thân cùng đổ bệnh thì con phải chạy ngược xuôi lo lắng
Điểm thứ năm: Giáo dục gia đình
Trong các gia đình sinh con thứ hai, bố mẹ luôn bắt đứa con lớn phải nhường nhịn em. Ví dụ như khi hai đứa trẻ cùng giành một món đồ, cha mẹ sẽ luôn yêu cầu anh chị đưa em. Khi chúng bắt đầu cãi vã, một số phụ huynh sẽ la mắng con lớn, khiến đứa trẻ cảm thấy không công bằng. Việc đối xử bất công như vậy rất dễ tạo ra khoảng cách giữa hai đứa trẻ.
Kể từ khi sinh con thứ hai, cha mẹ phải chuẩn bị tinh thần, khi hai con cãi nhau thì phải đồng thời an ủi hai con, không làm cho hai con cảm thấy bị đối xử bất công . Nếu không xử lý tốt vấn đề giáo dục gia đình, những khúc mắc giữa hai đứa trẻ thường khiến hai vợ chồng lục đục.
Trên thực tế, dù là gia đình hai con hay một con thì mỗi gia đình đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điều cha mẹ nên làm là cố gắng hết sức để giáo dục con cái, giúp chúng hình thành những thói quen và phẩm chất tốt, để con cái của họ có thể thích nghi với xã hội và trở thành những người xuất sắc.